• Trang chủ /
  • Dự án
  • / Tác động của hệ thống sản xuất hàng hóa quy mô lớn chuyên sâu đến chủ quyền lương thực của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Đào tạo lập kế hoạch và quản lý môi trường ở Việt Nam (TOTEPAM)

Thời gian thực hiện: 1/7/2009 – 30/9/2011
Tổ chức tài trợ: DANIDA (Vương quốc Đan Mạch)
Đơn vị điều phối: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Đơn vị triển khai: Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (CARES)

Ô nhiễm nước ở Phú Thọ
1. Giới thiệu chung

Dự án TOTEPAM thuộc Hợp phần tăng cường năng lực của Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch. Tổng kinh phí của dự án là: 1.720.000 DKK, do Chính phụ Đan Mạch tài trợ.

2. Mục tiêu của dự án
Nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý, lập kế hoạch môi trường cho cán bộ địa phương bằng các hoạt động tập huấn chuyển giao công nghệ và thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin giữa các trường Đại học và các địa phương.

3. Đối tượng của dự án
– Các cán bộ địa phương thuộc 5 sở (Sở Tài Nguyên – Môi trường (Sở TNMT), Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở NN PTNT), Sở Xây Dựng, Sở công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre.
– Giảng viên ngành môi trường của các trường Đại học, Cao đẳng trực thuộc địa phương được chọn lựa trong vùng dự án.
– Các cán bộ môi trường cấp huyện thuộc tỉnh được lựa chọn.

 4. Nội dung thực hiện

  • Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lập kế hoạch và quản lý môi trường từ lực lượng cán bộ làm việc tại Sở Tài Nguyên – Môi trường (Sở TNMT), Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở NN PTNT), Sở Xây Dựng, Sở công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, giảng viên ngành môi trường của các trường Đại học, Cao đẳng trực thuộc địa phương được chọn lựa trong vùng dự án và các cán bộ môi trường cấp huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre;
  • Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ được lựa chọn ở cấp tỉnh và hỗ trợ người học tổ chức ít nhất một lớp tập huấn tại địa phương của họ sau khi hoàn thành khóa học;
  • Biên tập và xuất bản các tài liệu tập huấn về quản lý, lập kế hoạch môi trường dành cho cán bộ địa phương;
  • Xây dựng mạng lưới chia sẻ thông tin giữa những người đào tạo để cùng hỗ trợ nhau sau khi chương trình kết thúc;
  • Công bố các kết quả của dự án đến các tỉnh và những cơ quan, đơn vị không tham gia vào chương trình hợp tác phát triển về môi trường.

5. Kết quả dự án

  • Tổ chức được 18 lớp tập huấn, tài liệu tham khảo, 492 lượt người tham gia tập huấn tại 6 tỉnh và thành phố.
  • Xây dựng được đội ngũ học viên nòng cốt tại 6 tỉnh.
  • Hình thành mạng lưới, chia sẻ thông tin giữa các trường đại học, các chuyên gia môi trường với các địa phương tham gia dự án.
  • Nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân các địa phương tham gia dự án thông qua các khóa tập huấn và các bài tập thực hành.
  • Xuất bản sách chuyên khảo và sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch và quản lý môi trường.
  • Trong quá trình thực hiện dự án, Ban Quản lý dự án TOTEPAM đã nhận được sự giúp đỡ từ Hợp phần Hỗ trợ xây dựng năng lực trong quản lý và lập kế hoạch môi trường (CDS), trường Đại học Xây Dựng, trường Đại học Bách Khoa, trường Đại học Kiến Trúc và các sở trực thuộc chương trình DCE tại 6 tỉnh được lựa chọn: Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Nam, Bến Tre… (chi tiết báo cáo)

 6. Ấn phẩm

  • Sổ tay lập kế hoạch và Quản lý Môi trường. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 91 trang. Trần Đức Viên, Nguyễn Văn Song, Nguyễn Thanh Lâm (2011).
  • Cơ sở khoa học và thực tiễn trong lập kế hoạch và quản lí môi trường tại Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 543 trang.Đặng Kim Chi, Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm (2011).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.