• Trang chủ /
  • Dự án
  • / Sáng kiến về đa dạng sinh học nguồn gen cây dược liệu để cải thiện sinh kế dựa trên tài nguyên rừng của người Dao tại Ba Vì, Hà Nội

Dự án: Quản lý cỏ dại theo hướng sinh thái: Thí nghiệm có sự tham gia của người dân sản xuất rau PGS tại Hà Nam và Hòa Bình

Thời gian thực hiện: 01/03/2023 – 01/03/2024
Cơ quan tài trợ: Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Liên Minh Châu Âu (EU)
Chủ nhiệm dự án: TS. Phạm Văn Hội CARES)

1. Bối cảnh và các thách thức chính

Sản xuất rau hữu cơ PGS đã được phát triển tại Việt Nam từ những năm đầu 2010 dưới sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của ADDA. Năm 2019, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về nông nghiệp hữu cơ nhằm thúc đẩy việc áp dụng và mở rộng sản xuất rau hữu cơ. Cho đến nay, PGS/ sản xuất rau hữu cơ đã được hàng nghìn nông dân áp dụng, chủ yếu ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Hòa Bình, Hà Nam. Sản phẩm rau hữu cơ/ PGS chủ yếu được cung cấp cho các chuỗi cửa hàng rau an toàn như Bác Tôm, Sói Biển, BigDream,… và một số cửa hàng, hộ gia đình cá nhân ở thành phố khác. Mặc dù vẫn còn quy mô nhỏ, PGS/ sản xuất rau hữu cơ và các kênh tiếp thị của nó có thể được coi là lá cờ đầu trong việc thay đổi nhận thức của người dân Việt Nam về an toàn thực phẩm, tiêu dùng thực phẩm, môi trường và tính bền vững. Đây là lý do chính khiến chúng tôi chọn làm việc và mong muốn đóng góp cho hệ thống PGS.

Theo khảo sát của chúng tôi đối với nông dân trồng rau PGS tại Hà Nội, Hà Nam và Hòa Bình gần đây (đối với dự án với FiBL và FAO), sản xuất rau PGS đang ngày càng phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng về kiểm soát cỏ dại, đặc biệt là vào mùa nóng và mùa mưa. Theo xác nhận của người dân PGS, các biện pháp kiểm soát cỏ dại thực sự tốn nhiều công sức.

Chúng tôi nhận thấy được từ những người nông dân rằng để tiết kiệm sức lao động, họ ngày càng dựa vào việc gieo hạt giống rau trực tiếp xuống đất hoặc trong một số trường hợp là trồng cây giống không có bầu đất được trồng từ các vườn ươm chất lượng thấp (điều này làm giảm chất lượng cây giống và sự phát triển tổng thể của cây trồng).

Những biện pháp canh tác này gây ra cho người nông dân nhiều rắc rối nhưng có thể họ không biết được rằng:

1) Việc này đòi hỏi phải làm đất kỹ lưỡng để hỗ trợ hạt nảy mầm hoặc trồng những cây con không có bầu đất, từ đó gây ra sự phá vỡ cấu trúc vật lý của đất và làm bùng phát cỏ dại (qua sinh sản từ thân hoặc bùng phát hạt cỏ do được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời)

2) Không có đủ môi trường tốt để cây non phát triển so với các phương pháp ươm và/ hoặc cấy ghép tốt và có thể có tỷ lệ nảy mầm thấp và/ hoặc cây rau sinh trưởng kém/ không đồng đều.

3) Kiểm soát cỏ dại không hiệu quả trong một số tuần đầu gieo hạt và/ hoặc trồng cây con (thời gian nảy mầm của hạt hoặc thời gian phục hồi đối với cây con trồng không có bầu), điều này tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây non.

Sự thay đổi tập quán canh tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức sống cây trồng và năng suất rau. Thông qua sự thay đổi sang phương pháp canh tác không làm đất kết hợp với các biện pháp trồng cây trong vườn ươm không chỉ có thể giúp cải thiện việc kiểm soát cỏ dại thông qua việc giảm thiểu sự xáo trộn đất và sự cạnh tranh gay gắt của cây trồng ngay từ khi bắt đầu trồng. Hơn nữa, việc kết hợp các phương pháp canh tác này sẽ thúc đẩy hiệu quả về sức khỏe và năng suất của cây trồng. Đồng thời, nó cũng gia tăng độ che phủ đất, cung cấp dưỡng chất và bảo vệ quần thể động vật cũng như vi sinh vật đất thông qua việc tận dụng tàn dư thực vật và không phá hủy cấu trúc đất …

2. Mục tiêu của dự án 

Mục tiêu chính của đề xuất là thử nghiệm xem liệu việc trồng những cây con khỏe mạnh và được chăm sóc tốt (thông qua các biện pháp trồng cây trong vườn ươm) kết hợp với phương pháp không làm đất (đồng thời sử dụng tàn dư cây trồng/ cỏ dại còn sót lại để che phủ đất và làm thức ăn cho quần thể động vật, vi sinh vật dưới đất) có hiệu quả hay không trong việc kiểm soát cỏ dại, thúc đẩy phát triển cây trồng, cải thiện chất lượng đất và thu nhập của người dân.

3. Các mục tiêu cụ thể 

1) Thiết kế (và xây dựng) thí nghiệm về thực hành canh tác không làm đất kết hợp trồng cây trong vườn ươm với sự tham gia của người dân tại Hợp tác xã rau hữu cơ PGS (dựa trên kết quả đánh giá hệ thống rau địa phương, ý kiến của nông dân đối với cây trồng và thực hành trồng cây trong vườn ươm, v.v.)

2) Giám sát việc thực hiện thí nghiệm với sự tham gia của nông dân (đối với sự phát triển và kiểm soát cỏ dại, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, số công lao động cho trồng, chăm sóc cây trong vườn ươm, và khả năng tăng trưởng, sinh trưởng của cây, mức độ cải thiện chất lượng đất thông qua việc đánh giá tính chất đất, màu sức và mức độ hoạt động của động vật, vi sinh vật trong đất,….)

3) Tổng hợp dữ liệu thí nghiệm để viết báo cáo kỹ thuật cuối cùng và sản xuất video (để phổ biến rộng rãi)

4. Các kết quả mong đợi

Kết quả 1: Phương pháp quản lý cỏ dại theo phương pháp sinh thái (cho những loại cây trồng trong dự án)

Kết quả 2: Cơ sở dữ liệu thí nghiệm (Bao gồm: Sổ theo dõi thí nghiệm hằng ngày của người dân, sổ theo dõi định kỳ của cán bộ kỹ thuật và video, hình ảnh trong quá trình thực hiện thí nghiệm)

Kết quả 3: Báo cáo kỹ thuật (cùng với các giải pháp có thể được AE đề xuất tiếp theo cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ/PGS) được thực hiện cho các dự án của ALiSEA/ASSET.

Kết quả 4: Video tổng kết bao gồm các hình ảnh, video ngắn được quay trong quá trình thực hiện thí nghiệm, được làm bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh để phổ biến rộng rãi cho công chúng (thông qua Youtube, ALiSEA Knowledge Hug)

Kết quả 5: Bài báo, báo cáo kết quả dự án được công bố trên tạp chí quốc tế/trong nước uy tín.

5. Các hợp phần của Dự án 

Hoạt động 1: Lựa chọn địa điểm thực hiện thí nghiệm 

Dự án sẽ được thực hiện tại 02 hợp tác xã PGS/rau hữu cơ, một tại Hà Nam và một tại tỉnh Hòa Bình. Mục tiêu đa dạng hoá về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cũng như để giảm thiểu rủi ro.

Cán bộ kỹ thuật của dự án sẽ tiến hành thảo luận với nông dân để hiểu rõ về tình hình sản xuất và quản lý cỏ dại. Điều này giúp đánh giá chất lượng của cây trồng dựa trên nhiều tiêu chí, và tập trung vào sự quan trọng của kiểm soát cỏ dại đối với loại cây trồng chính trong đối tượng thí nghiệm. Việc này mang lại ý nghĩa thiết thực cho nông dân, như chi phí nhân lực sử dụng để kiểm soát cỏ dại, giải quyết vấn đề môi trường, ngăn chặn sự phá hủy cấu trúc vật lý của đất.

Hoạt động 2: Thiết kế thí nghiệm 

  • Diện tích thí nghiệm: 300 – 400m2/tỉnh/vụ
  • Mỗi khu vực sẽ trồng 03 công thức với 04 lần nhắc lại
    • Công thức 1: Làm đất và gieo hạt giống/trồng cây con theo phương pháp của người dân.
    • Công thức 2: Làm đất và trồng cây con được ươm trong vườn ươm có chất lượng tốt (gieo hạt vào trong khay không tiếp xúc với mặt đất để toàn bộ rễ cây cuốn gọn trong bầu, trồng cây khi cây non có 5-6 lá thật), có che phủ rơm rạ/trấu.
    • Công thức 3: Không làm đất và trồng cây con được ươm trong vườn ươm có chất lượng tốt, có che phủ hữu cơ/tàn dư thực vật, cỏ dại còn sót lại.
  • Mỗi khu vực thí nghiệm trong 02 mùa vụ liên tiếp

Hoạt động 3: Thu thập và xử lý số liệu 

Thu thập số liệu thông qua sổ theo dõi thí nghiệm hằng ngày của người dân và sổ theo dõi của cán bộ kỹ thuật.

Phân tích thống kê về sự khác biệt giữa các công thức được thực hiện bằng cách phân tích phương sai bằng IRRISTAT 5.0

Hoạt động 4: Phổ biến kết quả thí nghiệm 

Phổ biến kết quả thí nghiệm thông qua tổ chức hội thảo có sự tham gia của các bên liên quan, video về quá trình thực hiện thí nghiệm trên Youtube, ALiSEA Knowledge và các bài báo đã được xuất bản,…)

One thought on “Sáng kiến về đa dạng sinh học nguồn gen cây dược liệu để cải thiện sinh kế dựa trên tài nguyên rừng của người Dao tại Ba Vì, Hà Nội

  1. lina says:

    whoah this blog is wonderful i really like reading your articles. Keep up the great paintings! You realize, a lot of people are hunting round for this info, you could help them greatly.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.