Tổ chức tài trợ: Bioversity International
Các bên tham gia: Bioversity International, HealthBridge (Canada), Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (Việt Nam), Đại học Ghent, IFPRI
Thành viên CARES: TS. Phạm Văn Hội
1. Đặt vấn đề
Trong thời kỳ Đổi Mới với sự cải tổ kinh tế diễn ra nhanh chóng vào những năm 1990, Việt Nam có sự cải thiện đáng kể về mức sống bao gồm nguồn thực phẩm đa dạng hơn, thu nhập tăng và tỉ lệ đói nghèo và thiếu dinh dưỡng giảm (Mishra & Ray, 2009; Thang & Popkin, 2004).
Tuy các xu hướng gần đây là tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, suy dinh dưỡng gầy còm, nhẹ cân đều giảm, song theo dự đoán thì có hơn 3 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dạng thấp còi, nhẹ cân và gầy còm tương đương là 27%, 16% và 7% và tỉ lệ trẻ từ 6-23 tháng tuổi không được cung cấp dinh dưỡng đa dạng ở mức tối thiểu là 13%. Bên cạnh đó, 16% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu năng lượng trường diễn (Viện Dinh dưỡng quốc gia, 2012a).
Hơn nữa, Việt Nam còn đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp dinh dưỡng và chịu ba gánh nặng của tình trạng suy dinh dưỡng; bao gồm sự tồn tại đồng thời của suy dinh dưỡng protein/năng lượng và suy dinh dưỡng vi chất cũng như tỉ lệ thừa cân và béo phì đang gia tăng với tỉ lệ hiện mắc trên toàn quốc là 5% (Khan & Hoan, 2008; National Institute Nutrition, 2012). Do đó, các thực phẩm truyền thống và đặc biệt là các thực phẩm được tiêu thụ bên ngoài gia đình, bao gồm rau có màu xanh đậm, nhiều dinh dưỡng, vừng (mè) và đậu phụ đang ngày càng trở nên ít quan trọng hơn trong khẩu phần ăn, mặc dù nhiều trong số các loại thực phẩm truyền thống này đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần thức ăn, dinh dưỡng và văn hóa (Khan & Hoan, 2008; Lachat et al., 2009).
Tình trạng nghèo dinh dưỡng dễ nhận thấy hơn ở các hộ nông thôn nghèo và cụ thể là những hộ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số có mức sống thấp hơn và tiêu thụ thực phẩm ít hơn các nhóm dân tộc đa số (Baulch, Chuyen, Haughton, & Haughton, 2007; Thang & Popkin, 2004). Có thể các nhóm dân tộc thiểu số cũng sở hữu đất đai ít màu mỡ hơn, ít tiếp cận với nguồn tài chính hơn và sở hữu tài sản có chất lượng và giá trị thấp hơn (Thang & Popkin, 2004).
Việt nam có sự đa dạng tự nhiên và nông nghiệp và được xếp hàng 16 trong số các nước về đa dạng sinh học và (S. de Queiroz, Griswold, Nguyen, & Hall, 2013) có trên 800 loài thực vật khác nhau được nuôi trong các hệ thống sản xuất sinh thái-nông nghiệp được đa dạng hóa (Sen & Trinh, 2010). Tuy nhiên, trong thập niên qua việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, chặt cây lấy gỗ trái phép, buôn bán động vật trong danh sách cần bảo vệ, việc xây dựng ngày càng nhiều đập thủy điện và xu hướng độc canh ngày càng tăng (S. de Queiroz et al., 2013; Sen & Trinh, 2010).
Là một bộ phận của Chương trình Humidtropics của CGIAR, Bioversity International hiện tại đang chỉ đạo nhóm “Dinh dưỡng” trong chương trình Global Cross-cutting Flagship trong đó nghiên cứu này có vai trò thử nghiệm các phương pháp có sự tham gia tại Việt Nam và Kenya. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tính đa dạng sinh học của thực phẩm tại địa phương và xác định các cơ hội nhằm nâng cao chất lượng và sự đa dạng của khẩu phần thức ăn cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi qua hoạt động tiếp thị, sản xuất và sử dụng thực phẩm hiện có tại địa phương theo cách phù hợp với địa phương và mang tính bền vững đồng thời cải thiện các yếu tố hệ thống như thị trường, năng xuất và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, v.v… Kết quả của nghiên cứu mô tả này sẽ tạo nền tảng cho việc xác định các nhu cầu của nghiên cứu can thiệp sẽ được thực hiện trong khuôn khổ chương trình này.
2. Lý do tiến hành nghiên cứu
Vai trò của nông nghiệp đối với dinh dưỡng vẫn còn chưa được hiểu rõ (Masset et al) và thậm chí vai trò của đa dạng sinh học trong nông nghiệp đối với việc cải thiện sự đa dạng của khẩu phần ăn, chất lượng và đạt kết quả về dinh dưỡng cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và cho trẻ nhỏ từ 12-23 tháng tuổi cũng còn ít được hiểu rõ hơn. Có rất ít bằng chứng về các cách cải thiện dinh dưỡng thông qua đa dạng hóa việc sản xuất thực phẩm áp dụng chu trình đầy đủ, có sự tham gia (từ điều tra đầu kì, xác định sự can thiệp, cũng như theo dõi và đánh giá).
Đa dạng sinh học trong nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự đa dạng, chất lượng và dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn, và được xem là nền tảng của chuỗi giá trị thực phẩm và dinh dưỡng (Frison, Smith, Johns, Cherfas, & Eyzaguirre, 2006). Mức độ đa dạng sinh học trong nông nghiệp hoặc ngoài tự nhiên hiện có tại địa phương có tiềm năng giúp tăng cường hoạt động sản xuất, tạo nhiều thực phẩm sẵn có hơn để tiêu thụ nếu người dân được phép tiếp cận với nguồn thực phẩm đó (Fanzo, 2011). Tuy nhiên, các can thiệp an toàn thực phẩm trước đây cho thấy chỉ tăng sản xuất và cung cấp cây trồng chủ yếu thì không đủ để cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm hoặc tình trạng dinh dưỡng (Shaw, 2007; Termote et al., 2012). Tiếp cận dinh dưỡng qua khía cạnh hệ thống sinh thái nông nghiệp có thể gia tăng tính đa dạng của cả hai loài, và đồng thời sự đa dạng của các nhóm thực phẩm chức năng được sản xuất và tiêu thụ cũng tăng lên.
Tuy nhiên, mặc dù đa dạng hóa nông nghiệp là một cấu phần quan trọng, song chỉ đa dạng hóa nông nghiệp thì không thể giúp cải thiện sự đa dạng trong khẩu phần thức ăn. Các yếu tố hệ thống khác bao gồm học vấn và kiến thức của phụ nữ (Dreze & Murthi, 2000; Glewwe, 1999), động lực trong hộ gia đình và vị thế của người phụ nữ (Smith et al., 2003) và niềm tin cũng như tập tục văn hóa giúp cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo rằng sự đa dạng sinh học có vai trò quyết định đối với sự thành công của việc cải thiện sự đa dạng và chất lượng của khẩu phần thức ăn.
Nghiên cứu này sẽ mô tả những hộ gia đình tham gia nghiên cứu trong một chu trình nghiên cứu đầy đủ, có sự tham gia dựa vào cộng đồng nhằm đa dạng hóa việc sản xuất thông qua góc độ hệ thống và nâng cao kiến thức về dinh dưỡng có thể giúp nâng cao sự đa dạng và chất lượng khẩu phần ăn của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em từ 12-23 tháng tuổi. Chu trình nghiên cứu có sự tham gia dựa vào cộng đồng là một phương pháp thúc đẩy sự chia sẻ và học hỏi kiến thức của các chuyên gia nghiên cứu với các nghiên cứu và kiến thức của các thành viên trong cộng đồng. Chu trình nghiên cứu có sự tham gia đảm bảo rằng các kết quả thu được trong dự án nghiên cứu được rút ra từ chính quá trình đó và các lợi ích sẽ được đem lại trực tiếp cho cộng đồng để áp dụng trực tiếp nhằm đạt được các kết quả mong đợi (Nhóm công tác Vì sức khỏe và sự phát triẻn của cộng đồng, Đại học Kansas, 2013).
Nghiên cứu cũng sẽ xác định tình trạng đa dạng hiện tại trong khẩu phần ăn và sự tiêu thụ các chất dinh dưỡng của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và trẻ em từ 12-23 tháng tuổi, và xem xét mối liên quan giữa tình trạng đa dạng sinh học hiện có tại địa phương ở các bản của người Thái ở Mai Sơn.
3. Đầu ra
- Một loạt công cụ định lượng dùng để đánh giá sự đa dạng của thực phẩm tại địa phương và tiềm năng của đa dạng sinh học trong việc góp phần vào dinh dưỡng chất lượng và đa dạng về khẩu phần ăn được cải thiện
- Công cụ điều tra để đánh giá kiến thức, thực hành và hành vi liên quan đến dinh dưỡng
- Một loạt các công cụ định tính và có sự tham gia cho phần thực nghiệm với các cộng đồng địa phương nhằm xác định các rào cản và cơ hội để đa dạng hóa khẩu phần ăn và để xác định các phương án có khả năng thành công nhất (xuất phát điểm) để đa dạng hóa khẩu phần ăn (thông qua sự kết hợp của đa dạng nông trại, chế biến, thông điệp giáo dục về dinh dưỡng, v.v.)
- Báo cáo về đánh giá phương pháp tiếp cận cho các địa bàn được lựa chọn.
- Số liệu về thành phần của thực phẩm mới đối với các thực phẩm của địa phương được lựa chọn.
4. Các thành viên tham gia
– Nhóm nghiên cứu gồm:
- Jessica Raneri, Tiến sĩ Gina Kennedy (Bioversity International)
- Tiến sĩ Lê Thị Nga (HealthBridge Canada)
- Thạc sĩ Hoàng Thế Kỷ (HealthBridge Canada)
- Tiến sĩ Phạm Văn Hội (CARES, Hanoi Agriculture University).
– Đầu vào được tiếp nhận để phát triển đề cương nghiên cứu:
- Tiến sĩ Celine Termote, Dr. Gudrun Keding (Bioversity International)
- Tiến sĩ Carl Lachat (Đại học Ghent)
- Tiến sĩ Aulo Gelli (IFPRI)