Thời gian thực hiện: 01/03/2021 – 28/02/2023
Cơ quan tài trợ: Học viện Anh quốc
Chủ nhiệm dự án: GS. Cartwright và GS. Edward (DMU), TS. Phạm Văn Hội và TS. Ngô Trung Thành (CARES-VNUA)
1. Giới thiệu
Nền kinh tế toàn cầu hóa dẫn đến các mạng lưới cung ứng tích hợp và phức tạp cao. Ví dụ, gạo mà một người tiêu dùng mua tại siêu thị địa phương của họ ở Leicester có thể được trồng trong một trang trại tương đối nhỏ ở Việt Nam và được chuyển qua vô số trung gian trong chuyến hành trình dài đến Vương quốc Anh. Điều quan trọng cơ bản là phải hiểu cấu trúc của các mạng lưới như vậy tác động như thế nào đến các kết quả kinh tế và xã hội. Ngoài ra, biến đổi khí hậu, di cư và đô thị hóa đang và sẽ tiếp tục có những tác động sâu sắc đến đời sống của các cộng đồng nông thôn.
Dự án của chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu về mạng lưới cung ứng thực phẩm ở Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi sẽ lập bản đồ, mô tả và nghiên cứu chi tiết mạng lưới của các mối liên kết, đặc biệt tập trung vào các hộ nông dân nhỏ, nông thôn. Cùng với đó, chúng tôi sẽ điều tra việc ra quyết định ở các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt tập trung vào các chuẩn mực xã hội và suy nghiệm hành vi. Chúng tôi cũng sẽ triển khai công nghệ mới để giám sát từ xa chất lượng cây trồng được sản xuất, bổ sung dữ liệu về các kiểu thời tiết. Thực hiện thu thập dữ liệu ba mũi nhọn – cấu trúc mạng, các yếu tố hành vi cùng với dữ liệu nông nghiệp và thời tiết – sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu sắc chưa từng có về chuỗi cung ứng thực phẩm ở một nước đang phát triển. Điều đó sẽ cho phép chúng tôi vạch ra những tác động có thể xảy ra của biến đổi khí hậu và những bất ổn tương tự (ví dụ như chiến tranh, khủng bố, bất ổn chính trị) đối với xã hội và nền kinh tế.
Cụ thể, dự án của chúng tôi sẽ xem xét cấu trúc của mạng lưới ảnh hưởng như thế nào đến các kết quả cơ bản sau:
(a) An ninh lương thực: Chúng tôi sẽ nghiên cứu khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng thực phẩm và đưa ra hướng dẫn tích cực về cách làm cho chuỗi cung ứng chống chịu tốt hơn trước những sự bất ổn như “thời tiết khắc nghiệt”. Điều này quan trọng ở cấp độ vĩ mô, trong việc đảm bảo không có tình trạng thiếu lương thực quốc gia hoặc toàn cầu, và ở cấp độ vi mô, trong việc đảm bảo cá nhân nông dân và cộng đồng địa phương có thể tồn tại và phục hồi sau những sự bất ổn.
(b) Bất bình đẳng kinh tế và nghèo đói: Chúng tôi sẽ tìm hiểu cách mà mạng lưới cung ứng ảnh hưởng đến quyền lực thương lượng. Đặt vấn đề, chẳng hạn như: liệu các trung gian có thể bóc lột nông dân ở nông thôn hay không, và liệu các chuẩn mực xã hội hoặc các yếu tố kết cấu cụ thể có làm cho điều này dễ xảy ra hơn hay không. Ví dụ như là một “mối quan hệ quyền lực” (power relationship) của họ, trong đó các nhà buôn có thể hủy bỏ các thỏa thuận (ví dụ: giá giao dịch). Phân tích của chúng tôi có thể giúp cung cấp thông tin về những chính sách tích cực để giải quyết sự bất bình đẳng và đồng thời tăng khả năng thích ứng của mạng lưới cung ứng trước những sự bất ổn. Chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu những hậu quả mà toàn cầu hóa đang gây ra đối với kết cấu kinh tế và xã hội của các cộng đồng nông dân ở nông thôn. Ví dụ, xem xét nguyện vọng của thanh niên, di cư và phân công lao động trong hộ gia đình.
(c) Hiệu quả vĩ mô của chuỗi cung ứng: Ở cấp độ cơ bản, chúng ta cần đặt câu hỏi liệu một mạng lưới thực phẩm có tính phi tập trung cao có tạo ra hàng hóa mà người tiêu dùng muốn hay không. Ai cũng biết rằng hành vi ‘thiên vị’ (bias) có thể dẫn đến tình trạng cung vượt mức và thiếu cung khi nông dân phản ứng với ‘giá năm ngoái’ (last year’s prices). Chúng tôi sẽ tìm hiểu cách mạng lưới cung cấp ảnh hưởng đến những vòng phản hồi này và đặt câu hỏi liệu có các loại mạng lưới nhất định có hiệu quả hơn không. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tìm hiểu xem liệu các biện pháp can thiệp hành vi, ví dụ: Cộng đồng hướng dẫn cho người nông dân, có thể giúp tránh các vòng lặp phản hồi hay không.
2. Tác động của chính sách
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, dự án của chúng tôi đề cập đến các vấn đề ứng dụng cơ bản có tầm quan trọng toàn cầu, đặc biệt là hậu quả của biến đổi khí hậu và cách giải quyết tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở các nước đang phát triển. Mục tiêu chính của dự án của chúng tôi là nghiên cứu và đề xuất các biện pháp can thiệp chính sách có thể được thực hiện ở cấp địa phương nhằm hỗ trợ các cộng đồng nông thôn. Các hộ nông dân quy mô nhỏ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan (“cú sốc” thời tiết – weather shocks) và sự biến động của giá cả thị trường. Dữ liệu toàn diện mà chúng tôi thu thập sẽ đưa chúng tôi vào một vị thế độc nhất để làm mô hình các biện pháp can thiệp có thể bảo vệ thu nhập của người nghèo và tăng khả năng chống chịu với “cú sốc” (shock). Chúng tôi dự kiến mở rộng hai loại can thiệp:
(1) Các can thiệp về kết cấu tác động đến mạng lưới cung cấp. Ví dụ, một cộng đồng nông thôn có thể quá phụ thuộc vào một nhóm nhỏ thương nhân đảm nhận hiệu quả quyền lực độc quyền. Các biện pháp can thiệp có thể khuyến khích nông dân mở rộng đoàn thương nhân. Quan trọng, sự hiểu biết nâng cao của chúng tôi về mạng lưới giao dịch sẽ cho phép chúng tôi xác định chính xác vị trí trong mạng mà chúng tôi quan sát thấy ‘điểm nghẹt thở’ cần được loại bỏ. Việc loại bỏ các “điểm tắc nghẽn” (choke points) sẽ không chỉ tăng khả năng thương lượng của người nông dân mà còn làm cho chuỗi cung ứng vững vàng trước biến động hơn.
(2) Các biện pháp can thiệp hành vi ảnh hưởng đến sự lựa chọn của nông dân. Ví dụ, nông dân thường phụ thuộc quá nhiều vào giá thị trường của những năm trước để đưa ra lựa chọn cây trồng cho năm nay. Điều đó có thể dẫn đến sự thay đổi tự nhiên trong sản xuất cây trồng nói chung, làm hiệu quả vĩ mô kém và thu nhập thấp cho nông dân. Các biện pháp can thiệp hành vi, chẳng hạn như thông tin và hướng dẫn, nhằm mục đích cho phép việc lựa chọn cây trồng sáng suốt hơn có thể làm tăng hiệu quả và bảo vệ nông dân khỏi sự biến động của thị trường. Một lần nữa, dữ liệu của chúng tôi sẽ cho phép chúng tôi đề xuất các biện pháp can thiệp được nhắm mục tiêu cụ thể vào các khu vực chịu tác động tối đa.
Khi đề xuất các biện pháp can thiệp về cấu trúc hoặc hành vi, chúng tôi phải nhìn nhận, hiểu và nhạy cảm với các chuẩn mực văn hóa và xã hội trong cộng đồng. Ví dụ: các cộng đồng có thể ‘trung thành’ với những lái buôn riêng hoặc tin tưởng vào trực giác được truyền lại qua nhiều thế hệ. Do đó, khi nghiên cứu các yếu tố hành vi sẽ đặc biệt chú ý đến các chuẩn mực và vai trò của chúng trong việc ra quyết định. Chúng tôi cũng sẽ nhận ra môi trường thay đổi nhanh chóng trong các cộng đồng. Ví dụ, tác động mà biến đổi khí hậu, di cư và toàn cầu hóa đã và đang gây ra đối với các phong tục và chuẩn mực truyền thống.