• Trang chủ /
  • Dự án
  • / Sáng kiến về đa dạng sinh học nguồn gen cây dược liệu để cải thiện sinh kế dựa trên tài nguyên rừng của người Dao tại Ba Vì, Hà Nội

Tìm hiểu vấn đề mâu thuẫn và hợp tác trong quản lý nước địa phương

Thời gian thực hiện: 4/2007 – 3/2010
Tổ chức tài trợ:
 Viện nghiên cứu quốc tế Đan Mạch
Thực hiện dự án:
 Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (CARES) và các bên tham gia khác

Tài nguyên nước ở địa phương miền núi
1. Giới thiệu chung

Nước có vai thiết yếu đối với sự sống và là chìa khóa cho sự phát triển. Nhận biết được tầm quan trọng như vậy, những năm gần đây các nước đang phát triển đã ngày càng chú ý nhiều hơn đến việc tìm ra những chiến lược quản lý nước sao cho có hiệu quả. Điều này được phản ánh rõ nét qua việc thực hiện những công cuộc đổi mới quản lý nước một cách rộng rãi, phần lớn thông qua sự trợ giúp của các nhà tài trợ.

Cùng với những sự phát triển ở trên, sự mâu thuẫn trong sử dụng nước cũng đang được quan tâm. Vấn đề này bao gồm sự gia tăng cả về mâu thuẫn và hợp tác trong sử dụng nước xuyên quốc gia và đặc biệt gần đây là sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ mâu thuẫn trong sử dụng nước ở mức địa phương đang được quan tâm một cách rộng rãi (Carius, et al., 2004; Thomasson, 2005). Tuy nhiên, trong khi các mâu thuẫn xuyên quốc gia về sử dụng nước đã được nghiên cứu rất chi tiết (Wolf et al., 2003) thì khái niệm về mâu thuẫn nước địa phương chủ yếu dựa trên các trường hợp mâu thuẫn xảy ra rải rác và nhất thời hơn là các bằng chứng mang tính hệ thống. Đặc biệt, còn rất ít sự hiểu biết về khía cạnh như vấn đề gì sẽ xảy ra với những người nghèo, phụ nữ hay nói cách khác những nhóm người ít có ưu thế khi có những mâu thuẫn và hợp tác về sử dụng nước như vậy, và một cách tổng quát hơn, sự cạnh tranh nước sẽ ảnh hưởng tới thế nào tới đời sống của những nhóm người này (United Nations, 2006). Sự thiếu hiểu biết về các vấn đề này sẽ hạn chế khả năng của các Chính phủ và các nhà tài trợ trong việc hoạch định những chính sách với mục đích vừa nhằm quản lý tài nguyên nước tốt vừa đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo theo như mục đích chung của xóa đói giảm nghèo và bình đẳng tiếp cận các tài nguyên giữa nam và nữ cũng như giữa các nhóm dân tộc thiểu số.

2. Mục đích nghiên cứu
Chương trình nghiên cứu được đề ra nhằm góp phần quản lý nước địa phương bền vững gắn liền với trợ giúp nhóm những người nghèo hay kém ưu thế ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao nhận thức cho các nhà nghiên cứu và quản lý về bản chất, quy mô và mức độ của mâu thuẫn và hợp tác trong sử dụng nước địa phương và sự ảnh hưởng của chúng tới chính trị, kinh tế và xã hội, và những ảnh hưởng này sẽ thay đổi như thế nào nếu sự cạnh tranh nước gia tăng. Bên cạnh đó, những hiểu biết thực tiễn về vấn đề này sẽ có ý nghĩa một cách đáng kể đối với các công cuộc đổi mới về chính sách, luật pháp và hành chính đang diễn ra ở các nước đang phát triển, cụ thể – nếu không có đủ thông tin về mối quan hệ giữa cạnh tranh nước, mâu thuân và sự tiếp cận của người nghèo với nguồn nước – những công cuộc đổi mới như vậy sẽ kém hiệu quả và thậm chí trở lên tồi tệ hơn mà không xóa đói giảm nghèo được cho những người dân ở vùng nông thôn.

3. Các bên tham gia dự án

  • Chủ dự án: Viện nghiên cứu quốc tế Đan Mạch – DIIS
  • Chuyên gia: (1) Nordeco (Đan Mạch); (2) Viện nghiên cứu nước và môi trường – DHI (Đan Mạch); (3) Viện quản lý nước quốc tế – IWMI (Nam Phi); (4) Viện quốc tế nghiên cứu môi trường và phát triển – IIED (Vương quốc Anh)
  • Thực hiện dự án: (1) Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp – CARES (Việt Nam); (2) Trung tâm nghiên cứu nước (Bolivia); (3) Cơ quan lãnh đạo tỉnh Tungurahua và Phòng quản lý nước – PGT&AWA (Ecuador); (4) Trường đại học Bamako – UB (Mali); (5) Nitlapan (Nicaragua); (6) Viện đánh giá tài nguyên – IRA (Tanzania); (7) Trung tâm quản lý tài nguyên nước tổng hợp – CIWRM (Zambia).

4. Địa điểm thực hiện

  • Tỉnh Nghệ An – Việt Nam
  • Valle Alto de Cochabamha – Bolivia
  • Tỉnh Tunguarahua – Ecuador
  • Huyện Duentza – Mali
  • Huyện Esteli – Nicaragua
  • Thượng nguồn sông Ruaha – Tanzania
  • Huyện Itezhi-Tezhi và Namwala – Zambia

5. Kết quả mong đợi
Dựa trên nghiên cứu so sánh tiến hành ở 7 nước (Mali, Tanzania, Zambia thuộc sub-Saharan Africa; Việt Nam, Đông nam Á; Bolivia, Ecuador và Nicaragua thuộc châu Mỹ La tinh) từ tháng Tư năm 2007 đến tháng Ba năm 2010, chương trình nghiên cứu dự tính sẽ đạt được các kết quả chính như sau:

  • Các nghiên cứu trường hợp định lượng và định tính về nguồn gốc, bản chất, quy mô và mức độ mâu thuẫn và hợp tác trong sử dụng nước địa phương ở 7 nước thuộc châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh, và ảnh hưởng của chúng tới chính trị, kinh tế và xã hội
  • Phân tích và tổng hợp các kết quả thu được từ các nghiên cứu của các nước, bao gồm cả các kiểu mâu thuẫn và hợp tác trong sử dụng nước và những đóng góp cho những hiểu biết về mặt lý thuyết, đó là sự không công bằng trong kinh tế và chính trị đã tác động tới bản chất và kết quả của mâu thuẫn và hợp tác trong sử dụng nước
  • Đưa ra những gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các nhà tài trợ Danida trong việc phát triển và công bố rộng rãi sự đổi mới về chính sách, luật lệ và hành chính thông qua các tổ chức đa phương
  • Nâng cao năng lực và kinh nghiệm cho các cơ quan nghiên cứu đối tác trong pham vi phân tích xu hướng đói nghèo gây ra do mâu thuẫn và hợp tác trong sử dụng nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.