• Trang chủ /
  • Dự án
  • / Sáng kiến về đa dạng sinh học nguồn gen cây dược liệu để cải thiện sinh kế dựa trên tài nguyên rừng của người Dao tại Ba Vì, Hà Nội

Những nẻo đường đến với giáo dục Ðại học (PHE)

Thời gian thực hiện: 2001 – 2003
Tổ chức tài trợ: 
Quỹ Ford, Hoa Kỳ
Tham gia: 
Đại học nông nghiệp I và 9 trường Đại học khác ở Việt Nam

Nâng cao chất lượng đào tạo cho các sinh viên có điều kiện khó khăn
1. Giới thiệu chung

Trong những năm vừa qua, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tính đến năm 2000, 94% dân số Việt Nam biết chữ và chỉ còn 235 xã trong tổng số 8811 xã trên cả nước chưa đạt chuẩn giáo dục quốc gia và giáo dục phổ cập. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê chỉ có khoảng 6% số người trong độ tuổi từ 18 – 24 hiện theo học bậc Ðại học. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề này, trong đó lý do nổi bật ở các vùng sâu, vùng xa, nơi đại đa số là người dân tộc thiểu số có đời sống vật chất khó khăn, thiếu cơ hội và điều kiện học tập. Ðiều này đã ngăn cản học sinh ở các vùng này tiếp cận với giáo dục bậc Ðại học.

Kết quả thực tế về tỷ lệ tuyển sinh Ðại học trong những năm gần đây cho thấy: số lượng học sinh là người dân tộc Kinh trúng tuyển Ðại học tăng gấp 7 lần so với học sinh là người dân tộc thiểu số. Cụ thể tỷ lệ tuyển sinh ở các trường trung học trong giai đoạn 1993-1998: dân tộc Kinh tăng từ 3,2% đến 10,5%, trong khi đó dân tộc thiểu số chỉ tăng từ 0,8% đến 1,4%. Hơn nữa, chất lượng học tập của sinh viên sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa thấp hơn nhiều so với sinh viên sống thành thị.

Ðể giải quyết những vấn đề này, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với học sinh và sinh viên ở các vùng sâu, vùng xa và người dân tộc thiểu số. Trong tám giải pháp thực hiện các mục tiêu GD – ÐT trong năm 2003 của Bộ GD – ÐT, việc phát triển giáo dục cho những đối tượng này được đặt lên hàng đầu. Nhằm đẩy mạnh thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo cũng như chủ trương của Ðảng và Nhà nước ta, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, với sự tài trợ của Quỹ Ford, Hoa Kỳ chương trình “Những nẻo đường đến với giáo dục Ðại học” (PHE) đã được hình thành và thực hiện ở Việt Nam. Như tên gọi, chương trình này quan tâm giúp đỡ học sinh, sinh viên chịu thiệt thòi có thêm cơ hội tiếp cận và điều kiện học tập tốt hơn ở bậc đào tạo Ðại học.

2. Chương trình PHE là gì?
Chương trình PHE là chương trình “Hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh và sinh viên thiệt thòi ở một số trường Ðại học tại Việt Nam”. Hoạt động chủ yếu của chương trình là bằng việc hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập nhằm tăng tỷ lệ đỗ vào Đại học và Cao đẳng cho các học sinh và sinh viên thiệt thòi, nâng cao kết quả học tập và tốt nghiệp của họ về sau và trang bị các kiến thức cần thiết cho việc tiếp tục học lên cao ở trong và ngoài nước.

Chương trình có 2 năm đầu là giai đoạn thử nghiệm (2001 – 2003). Thành viên tham gia vào giai đoạn thử nghiệm của chương trình gồm 10 Ðại học và trường Ðại học trong cả nước. Mỗi trường thành viên tiến hành thực hiện một dự án độc lập “Hỗ trợ học sinh và sinh viên thiệt thòi”.

3. Ðịnh nghĩa về học sinh và sinh viên thiệt thòi (HS-SVTT)

  • Sinh viên, học sinh người dân tộc thiểu số.
  • Sinh viên, học sinh ở khu vực 1 – vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
  • Bản thân sinh viên bị tàn tật (mất khả năng lao động từ 41% trở lên).
  • Sinh viên là con mồ côi cả cha lẫn mẹ.
  • Bản thân sinh viên là thương binh, bệnh binh hoặc những người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
  • Sinh viên là con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh, những người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 81% trở lên.
  • Sinh viên là con gia đình thuộc hộ đói, nghèo. Trong các nhóm trên chú trọng yếu tố giới (Nữ) khi lựa chọn.

4. Các trường thành viên tham vào giai đoạn thử nghiệm của chương trình PHE
Thành viên tham gia chương trình gồm 10 Ðại học và trường Ðại học trong cả nước. Mỗi trường thành viên tiến hành thực hiện một dự án độc lập nhằm hỗ trợ trực tiếp cho HS – SVTT tại khu vực của Trường. Trong đó, trường Ðại học Nông nghiệp Hà Nội tiến hành thực hiện 2 dự án: một dự án độc lập và một dự án “Tư vấn và điều phối trong nghiên cứu hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh và sinh viên thiệt thòi của một số trường Ðại học tại Việt Nam”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.