• Trang chủ /
  • Dự án
  • / Tác động của hệ thống sản xuất hàng hóa quy mô lớn chuyên sâu đến chủ quyền lương thực của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Trợ giúp các trường Đại học về “Quy hoạch và Quản lý môi trường” ở Campuchia, Lào và Việt Nam (USEPAM)

Thời gian thực hiện: 11/2002 – 11/2004
Tổ chức tài trợ: Viện tài nguyên thế giới
Các bên tham gia: Đại học nông nghiệp Hà Nội, Đại học quốc gia Lào, Đại học hoàng gia Phnom penh, Trung tâm Đại học Roskilde, Đại học Copenhagen

Quản lý môi trường – vấn đề cấp thiết
1. Giới thiệu chung

Dự án “Trợ giúp trường Đại học để kế hoạch hoá và Quản lý môi trường ở Campuchia, Lào và Việt Nam” được xây dựng theo yêu cầu của Tổ chức hỗ trợ phát triển Đan Mạch, do Đại học Copenhagen, Trung tâm đại học Roskilde, Đại học Quốc gia Lào và Đại học Nông nghiệp Hà Nội đệ trình. Dự án phát triển dựa trên những hoạt động cộng tác sẵn có giữa các trường Đại học trên. Ngoài ra, còn dựa vào sự tư vấn của các cơ quan chính phủ và các bộ phận hữu quan khác.

2. Mục tiêu chung

  • Nâng cao năng lực của các trường Đại học được lựa chọn ở Campuchia, Lào và Việt Nam để thông qua đó triển khai đào tạo đa nghành và thực hiện nghiên cứu ứng dụng nhằm trợ giúp hoạt động kế hoạch hoá và quản lý môi trường.
  • Nâng cao năng lực của các trường Đại học được lựa chọn ở Campuchia, Lào và Việt Nam nhằm giúp đỡ các cán bộ Nhà Nước trong việc xây dựng phương pháp và chương trình công việc phục vụ quan trắc và đánh giá môi trường.
  • Cải thiện trao đổi xuyên quốc gia về kiến thức trong đào tạo môi trường đa nghành, trong nghiên cứu và xây dựng các phương pháp phục vụ kế hoạch hoá và quản lý môi trường.

3. Mục tiêu chung cụ thể

  • Xây dựng và củng cố khung chương trình giảng dạy mạng tính đa nghành về kế hoạch hoá quản lý môi trường Đại học Quốc gia Lào, Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Đại học Hoàng gia PhomPenh.
  • Hợp tác xây dựng các phương pháp, dữ liệu, triển khai tóm tắt và viết báo cáo khoa học từ các dự án nghiên cứu điển hình có phối hợp với các dự án thuận lợi cho Môi trường, Hoà bình và Ổn định (EPSF) khác
  • Xây dựng các khoá đào tạo tại chức về quan trắc và đánh giá môi trường cho các cơ quan nhà nước.
  • Đề cử các hệ thống và phương pháp phục vụ đánh giá và quan trắc môi trường tại các tỉnh, hợp tác phát triển và thử nghiệm các phương pháp đó với các cơ quan chính phủ của 3 nước.
  • Thiết lập mạng lưới hoạt động trao đổi thông tin môi trường và chuyên môn giữa các trường Đại học được tài trợ với các cơ quan, các dự án trong khu vực, bao gồm AIT và dự án CAULES (do ESPF tài trợ kết nối Đại học Cần thơ và Đại học Aarhus).
  • Trao đổi xuyên quốc gia, rà soát lại chương trình đào tạo, kết quả nghiên cứu, các phương pháp và mô hình hợp tác được phát triển trong dự án.

4. Mục tiêu cụ thể của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

  • Xây dựng khung chương trình đào tạo môi trường cho trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
  • Xây dựng và triển khai một số dự án nghiên cứu ứng dụng về lĩnh vực môi trường.
  • Phát triển năng lực cho cán bộ cho trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
  • Xây dựng hệ thống thông tin môi trường (EIS)
  • Xây dựng khung chương trình và triển khai đào tạo một số khoá tại chức về EIS
  • Xây dựng mạng lưới trao đổi thông tin môi trường
  • Xây dựng mô hình chiến lược cộng tác giữa các trường Đại học và cơ quan nhà nước.

5. Các cơ quan tham gia vào dự án

  • Tại Việt Nam do trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Tại  Lào do Đại học Quốc gia Lào
  • Tại Cam-pu-chia do Đại học Hoàng Gia Phnom Penh
  • Tại Đan Mạch do Trung tâm Đại học Roskilde, Đại học Copenhagen và các cơ quan khác trong khu vực và ở Đan Mạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.