• Trang chủ /
  • Dự án
  • / Tác động của hệ thống sản xuất hàng hóa quy mô lớn chuyên sâu đến chủ quyền lương thực của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Sáng kiến nghiên cứu ở các điểm khác nhau nhằm giảm thiểu suy dinh dưỡng trên cơ sở các giải pháp nông nghiệp (IDRC-107324)

Thời gian thực hiện: 7/2013 – 3/2016
Tổ chức tài trợ
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), Canada
Chủ nhiệm dự án: 
GS. TS. Trần Đức Viên

Nông sản sạch vùng cao
1. Bối cảnh chung

Suy dinh dưỡng và an ninh lương thực vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa. Cải thiện bền vững thực phẩm sẵn có tại địa phương thông qua sản xuất nông nghiệp để giải quyết những vấn đề này, tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về các chiến lược hiệu quả về cách để thực hiện được điều này, và đặc biệt, làm thế nào để liên kết những cải tiến trong nông nghiệp với những cải tiến tương ứng trong chế độ ăn uống và dinh dưỡng (Masset et al., 2012).

Thay đổi hệ thống nông nghiệp, suy thoái tài nguyên, cô lập địa lý và mức độ nghèo đói đe dọa an ninh lương thực trong cộng đồng vùng cao và duy trì mức độ suy dinh dưỡng cao. Hiện nay, giải pháp khả thi để giải quyết bền vững những vấn đề này chưa được xác định. Vì vậy, câu hỏi trọng tâm của dự án nghiên cứu này là: Từ thực tiễn, giải pháp nào sẽ mang lại hiệu quả cải thiện khả năng an ninh lương thực và tình trạng dinh dưỡng của người dân sống ở miền núi Việt Nam.

Ngoài ra, dự án này cũng sẽ giải quyết những vấn đề hiện tại trên cơ sở tri thức toàn cầu về tầm quan trọng của chiến lược và hiệu quả cho việc tích hợp nông nghiệp và dinh dưỡng để đảm bảo một tác động tích cực về dinh dưỡng. Tăng cường cơ sở kiến ​​thức này là cần thiết để cung cấp những định hướng thực tế để các nhà tài trợ phi chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và những người nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp và thực hiện các giải pháp bền vững để giảm suy dinh dưỡng.

Điều quan trọng cần lưu ý là “giải pháp nông nghiệp theo hướng dinh dưỡng” đề cập đến dinh dưỡng thích hợp và các giải pháp nông nghiệp có mục tiêu cuối cùng nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của các hộ gia đình tham gia, chứ không phải chỉ đơn giản là tăng năng suất nông nghiệp và thu nhập hộ gia đình. Vì vậy, tác động dinh dưỡng của các can thiệp được xem xét trong việc thiết kế các giải pháp nông nghiệp theo hướng dinh dưỡng ngay từ đầu, trong đó có sự tích hợp của y tế công cộng và chiến lược nông nghiệp để giải quyết các kiến ​​thức dinh dưỡng và các yếu tố văn hóa xã hội khác ảnh hưởng đến tiêu thụ thực phẩm gia đình và mô hình sử dụng thực phẩm.

2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chính

Xác định các giải pháp tốt nhất để cải thiện bền vững về số lượng và chất lượng sản xuất, cung cấp và tiêu thụ lương thực của các hộ gia đình sống ở vùng đồi núi nông thôn ở vùng Đông Nam Á và từ đó cải thiện an ninh lương thực và tình trạng dinh dưỡng của người dân địa phương.

2.2. Mục tiêu tổng quát
Xác định các giải pháp mang tính địa phương và thực tế để cải thiện dinh dưỡng và an ninh lương thực của các hộ nông dân trong cộng đồng vùng cao ở nông thôn Việt Nam thông qua các giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng dinh dưỡng.

2.3. Mục tiêu cụ thể

  • Mô tả tình hình dinh dưỡng, thực hành dinh dưỡng, kiến ​​thức và mô hình tiêu thụ thực phẩm trong cộng đồng nghiên cứu.
  • Mô tả tập quán canh tác của địa phương, bao gồm cả tư liệu hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các hệ sinh thái khác nhau để xác định các giải pháp tiềm năng nhằm thử nghiệm sản xuất nông nghiệp theo hướng dinh dưỡng.
  • Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất lương thực, cung cấp, tiêu thụ với những yếu tố (ví dụ sự khác biệt giới, cơ sở hạ tầng, thị trường, tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả các loại thực phẩm tự nhiên ở địa phương) mà nó hạn chế hay thúc đẩy chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe hàng ngày của người dân địa phương.
  • Phát triển và thử nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng dinh dưỡng với giá cả phải chăng và bền vững nhằm cải thiện dinh dưỡng và an ninh lương thực của các hộ gia đình tham gia.
  • Thúc đẩy các bên liên quan cam kết học tập, tìm hiểu biết để tạo điều kiện áp dụng rộng rãi các giải pháp thích hợp, bao gồm cả tác động đến chính sách.

3. Kế hoạch thực hiện:
Dự án nghiên cứu sẽ được thực hiện trong thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 3/2016 theo 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đánh giá thực trạng thực hành dinh dưỡng và nông nghiệp, từ tháng 7/2013 –3/2014
  • Giai đoạn 2: Phát triển và thử nghiệm các giải pháp/can thiệp theo hướng dinh dưỡng trong nông nghiệp, từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2016

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.