• Trang chủ /
  • Dự án
  • / Tác động của hệ thống sản xuất hàng hóa quy mô lớn chuyên sâu đến chủ quyền lương thực của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (FLC13-01)

Thời gian thực hiện: 2013 – 2014
Địa điểm thực hiện: Xã Tất Thắng và Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Tổ chức tài trợ:
 Quỹ Hợp tác địa phương – Đại sứ quán Phần Lan
Chủ nhiệm dự án: 
GS. TS. Trần Đức Viên

Hoạt động bảo vệ môi trường tại huyện Thanh Sơn
1. Bối cảnh của dự án

Tất Thắng và Thắng Sơn là hai xã miền núi cao nghèo nằm ở phía Đông của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đây là 2 xã có tỷ lệ người Mường sống tập trung cao, chiếm 72% tổng dân số tại xã Tất Thắng và 76% tại xã Thắng Sơn. Theo Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của hai xã năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo ở hai xã còn rất cao chiếm 56,19% ở xã Tất Thắng và 45,88% ở xã Thắng Sơn.

Sinh kế của người dân hai xã chủ yếu là nông – lâm nghiệp. Tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp còn cao chiếm 88% ở xã Tất Thắng và 89,08% ở xã Thắng Sơn. Ở cả hai xã, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đều chiếm trên 80% tổng số người trong độ tuổi lao động. Các hoạt động sinh kế của người dân chủ yếu bao gồm trồng lúa và rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và trồng và khai thác rừng.

Vị trí xã Tất Thắng và xã Thắng Sơn
Trong những năm vừa qua, địa phương đã chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. Thời tiết khô hạn kéo dài gây hạn hán và thiếu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các đợt rét đậm kéo dài gây khó khăn cho đời sống hàng ngày của người dân, cho cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Sự thay đổi về khí hậu cũng gây khó khăn lớn cho việc canh tác nông – lâm nghiệp do sự khó thích ứng của các giống cây trước sự thay đổi của khí hậu, môi trường sinh thái. Tập quán sinh hoạt và sản xuất lâu đời ở nơi đây đã góp phần không nhỏ gây ô nhiễm môi trường sống và BĐKH.

Về môi trường, rác thải từ chăn nuôi chủ yếu được thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Rác thải sinh hoạt của người dân phần lớn được người dân tự đốt hoặc thải xuống ao hồ, sông suối không được thu gom, xử lý gây ô nhiễm môi trường. Hiện tại, tại 2 xã chưa có nơi thu gom và xử lý rác thải. Thói quen sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt hàng ngày của người dân ngày càng gia tăng.

Trong sản xuất nông nghiệp, thói quen sử dụng hoá chất ngày càng tăng cũng gây ô nhiễm môi trường sống và tăng phát thải methane ra môi trường. Hoạt động đốt rơm, rạ sau mùa thu hoạch và sử dụng củi, gỗ, làm khí đốt cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng khí CO2 phát thải, một nguyên nhân tác động lớn đến BĐKH. Trong khi đó, nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, tác động của BĐKH, vấn đề giảm thiểu và thích ứng với BĐKH chưa cao.

Trong bối cảnh đó, việc nâng cao nhận thức của người dân về những vấn đề nêu trên là thực sự cần thiết. Đồng thời, Dự án sẽ giúp người dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ và thân thiện với môi trường sẽ góp phần gia tăng giá trị nông sản- sản phẩm sạch được tiêu thụ với giá cao hơn sẽ tăng thu nhập cho người dân.

2. Mục tiêu dự án
2.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần phát triển kinh tế -xã hội địa phương bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

  • Nhận thức: Nâng cao nhận thức cho cán bộ địa phương, các tổ chức cộng đồng và người dân về bảo vệ môi trường và giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Hành động: Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi hướng tới bảo vệ môi trường và giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vận động chính sách: Hỗ trợ địa phương lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong đó lồng ghép vấn đề thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

3. Kết quả mong đợi
3.1. Kết quả mong đợi hướng tới thực hiện mục tiêu 1

  • Nghiên cứu về môi trường, BĐKH và sinh kế của người dân thực hiện tại 2 xã Tất Thắng, và Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
  • 30 cán bộ địa phương và đại diện tổ chức xã hội, giáo viên tham gia lớp tập huấn nâng cao nhận thức về BVMT, BĐKH.
  • Ít nhất 70% người dân tham gia có những kiến thức cơ bản về BVMT và BĐKH.
  • 2 hội thảo trình bày kết quả nghiên cứu tại địa bàn nghiên cứu.
  • Tập hợp tài liệu tập huấn.
  • 2 kiot thông tin về BVMT, BĐKH.

3.2. Kết quả mong đợi hướng tới thực hiện mục tiêu 2

  • 3 mô hình được thiết lập và 50 hộ tham gia thực hiện mô hình trình diễn trong đó ít nhất 60% là các hộ có hoàn cảnh khó khăn (hộ nghèo, dân tộc, hộ đơn thân, hộ có phụ nữ là chủ hộ).
  • 30 người tham gia vào chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm về mô hình sinh kế hướng tới BVMT, thích ứng, và giảm thiểu BĐKH.
  • 3 hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.
  • 600 cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện mô hình.

3.3. Kết quả mong đợi hướng tới thực hiện mục tiêu 3

  • 2 hội thảo về hướng dẫn lồng ghép nội dung BĐKH vào kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho 30 cán bộ địa phương.
  • 50% cán bộ tham gia tập huấn có thể thực hiện lồng ghép nội dung BĐKH vào kế hoạch công việc đảm nhận.
  • Tuyển tập tài liệu hội thảo tập huấn.
  • Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2015-2016 của xã có lồng ghép kết quả nghiên cứu, nội dung BĐKH.
  • Hội thảo chia sẻ kết quả dự án trên địa bàn huyện.
  • Báo cáo tóm tắt kết quả.
  • 500 bản kỷ yếu ghi nhận các kết quả dự án, bài học kinh nghiệm được gửi tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.