• Trang chủ /
  • Dự án
  • / Tác động của hệ thống sản xuất hàng hóa quy mô lớn chuyên sâu đến chủ quyền lương thực của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Dự án DIVERSEEDS: Mạng lưới bảo tồn và sử dụng tài nguyên di truyền ở châu Âu và châu Á

Thời gian thực hiện: 1/12/2006 – 30/11/2008
Nhà tài trợ:
 Ủy ban châu Âu
Các tổ chức tham gia:
 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và các tổ chức khác

Trồng lúa trên ruộng bậc thang
1. Tóm tắt dự án

Những cái nôi của các loài cây lương thực quan trọng, được gọi là trung tâm Vavilov, được đánh giá là các nguồn tài nguyên di truyền vô cùng quan trọng cho các chương trình di truyền, lai tạo và chọn giống trong hiện tại và tương lai và cho an ninh lương thực của nhân loại. Các loài cây trồng bản địa và các loài cây trồng đang thuần hoá có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nhưng chúng đang có dấu hiệu bị suy giảm về số lượng ở các hệ sinh thái thuộc các nước đang phát triển. Những nguồn tài nguyên di truyền này đang gặp rủi ro và đi dần vào di vãng. Trong nông nghiệp, một số loài cây trồng có năng suất cao được canh tác đại trà đã làm hạn chế nền tảng về di truyền của các cây lương thực quan trọng và dẫn tới nhiềurủi ro đối với cây trồng. Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên di truyền là việc làm cấp bách và cần thiết cho sự phát triển của nhân loại. Nhận thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên di truyền cây trồng đến an ninh lương thực và những cái nôi của các loài cây trồngnằm ở các nước đang phát triển, chúng tôi nhận thức rõ các lợi ích và sự cấp thiết phải liên kết các nhà khoa học ở các khu vực khác nhau trên thế giới (Đặc biệt các nhà khoa học châu Âu và châu Á) nhằm thúc đẩy sự trao đổi, chuyển giao và chia sẻ thông tin. Do vậy, mục đích dự án nhằm thiết lập mạng lưới nghiên cứu giữa các nhà khoa học châu Âu và châu Á (làm việc tại khu vực đa dạng cao về di truyền cây trồng), xây dựng diễn đàn và khuyến khích sự trao đổi và quản lý các nguồn tài nguyên di truyền (xem trang: www.diverseeds.eu). Các nhà khoa học tham gia dự án sẽ đến từ các nước thuộc cộng đồng chung châu Âu, Ixraen, Thái Lan, Viet Nam và Trung Quốc. Mục đích chính của dự án sẽ dựa trên các hiệp ước về bảo tồn và quản lý tài nguyên di truyền của FAO để thiết lập danh mục các khuyến nghị và chuiến lược. Những khuyến nghị này sẽ được công bố và được thông báo tới các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, người dân và phương tiện thông tin đại chúng. Dự án Diverseeds sẽ được thực hiện dựa trên sự hợp tác và hội thoại quốc tế giữa các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên di truyền và đa dạng sinh học nông nghiệp. Dự án sẽ mang đến nhiều lợi ích cho tất cả các thành viên và khu vực tham gia vào dự án thông qua diển đàn trao đổi và chia sẻ các thông tin.

2. Mục tiêu chính của dự án
Nguồn tài nguyên di truyền cây trồng chủ yếu tập trung ở các khu vực được coi là những cái nôi sản sinh ra các giống cây trồng bản địa hoặc những nơi có sự đa dạng hoá cây trồng (có thể gọi là trung tâm Vavilov) và đa số các trung tâm như vậy nằm ở các nước đang phát triển. Chúng tôi nhận thức rõ các lợi ích và sự cấp thiết phải liên kết các nhà khoa học ở các khu vực khác nhau trên thế giới (Đặc biệt các nhà khoa học châu Âu và châu Á) nhằm thúc đẩy sự trao đổi, chuyển giao và chia sẻ thông tin về các kết quả nghiên cứu, trao đổi khoa học về các vấn đề kinh tế xã hội, phối hợp tìm ra các biện pháp nhằm giảm thiểu xói mòn di truyền. Trong khuôn khổ cộng đồng chung châu Âu, một số mạng lưới trao đổi thông tin đã được thiết lập (ví dụ: EUCARPIA, PGR-Forum, ECP-GR), tuy nhiên, trao đổi thông tin giữa châu Âu và các nước đang phát triển như châu Á còn rất hạn chế. Mục tiêu chính của dự án nhằm thiết lập mạng lưới các nhà khoa học châu Âu và châu Á, những khu vực được coi là cái nôi của các nguồn tài nguyên di truyền cây trồng, xây dựng các diễn đàn và khuyến khích trao đổi các thông tin về nguồn tài nguyên di truyền. Đồng thời, dự án còn hỗ trợ việc hoàn thiện các hiệp ước của FAO về tài nguyên di truyền cây trồng.

Mục đích của dự án và các hiệp ước của FAO có một sự đồng thuận được ghi trong điều 6 của hiệp ước (Quản lý bền vững các nguồn tài nguyên di truyền cây trồng). Tuy nhiên, bản hiệp ước của FAO đã bộc lộ một số vấn đề thiếu thực tế trong quá trình vận dụng. Dự án của chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục các điểm hạn chế đó thông qua trao đổi bàn bạc với các đồng nghiệp ở châu Âu và châu A nhằm xây dựng các công cụ mang tính khả thi cao hơn. Chúng tôi tạm thời liệt kê sơ bộ các vấn đề về quản lý tài nguyên di truyền cây trồng đang được sự quan tâm của các đồng nghiệp ở châu Âu và châu Á:

  • Hỗ trợ quản lý hợp nhất quỹ gen: các hoạt động quản lý và bảo tồn các loài cây trồng, đặc biệt là các loài cây trồng bản địa và hỗ trợ việc thu thập (ngân hàng gen, bảo tồn trong trang trại).
  • Hợp nhất kiến thức bản địa của người dân và khích lệ họ tham gia vào các chiến lược bảo tồn và sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền cây trồng.
  • Nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật thông qua chuyển giao kinh nghiệm và kiến thức từ mạng lưới bảo tồn tài nguyên di truyền châu Âu đến các đồng nghiệp châu Á.
  • Xây dựng kịch bản (quay phim, chụp ảnh và đăng báo) nhằm cung cấp thông cho đông đảo phương tiện thông tin đại chúng các nội dung liên quan đến quản lý các gíông cây trồng địa phương.

3. Mục đích chính của dự án
Mục đích chính của dự án là hợp tác xây dựng danh mục các chiến lược và kiến nghị nhằm cải thiện sử dụng bền vững tài nguyên di truyền, đặc biệt ở những nơi được coi là cái nôi của các loài cây trồng.Những kiến nghị sẽ được gửi đến cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, người dân và phương tiện thông tin đại chúng. Dự án được chia làm 5 pha:

  • Xác định các vấn đề trọng tâm: Các cuộc phỏng vấn và tham khảo ý kiến các nhà khoa học, người nông dân, nhà hoạch định chính sách và các nhân viên của tổ chức phi chính phủ (NGOs) sẽ được tổ chức thực hiện nhằm thu thập các vấn đề quan trọng, các câu hỏi và các kiến thức cần bổ sung. Vấn đề tập trung thảo luận sẽ xoay quanh các nội dung đề cập trong hiệp ước của FAO về quản lý các nguồn tài nguyên di truyền cây trồng cũng như các nỗ lực của cộng đồng chung châu Âu, FAO và các tổ chức Quốc tế khác. Những vấn đề và câu hỏi tập hợp được trong phần 1 sẽ đưa ra thảo luận trước đông đảo các nhà khoa học thuộc các mạng lưới nghiên cứu châu Âu và châu Á.
  • Hội thảo khu vực lần thứ nhất và các cuộc gặp gỡ Quốc tế: Kết quả ở pha 1 sẽ được đưa ra thảo luận tại các hội thảo theo khu vực lần thứ nhất (tại châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á). Những thảo luận sẽ tập trung về quản lý tài nguyên di truyền ở từng khu vực. Kết quả thu được từ các hội thảo khu vực sẽ được tiếp tục thảo luận tại hội nghị Quốc tế để xác định các vấn đề mang tính toàn cầu và đưa ra các khuyến nghị mang tính chất Quốc tế.
  • Các cuộc thảo luận mở rộng: Kết quả của các hội thảo cũng như hội nghị Quốc tế sẽ được công bố trên mạng của dự án và thông qua mạng lưới nghiên cứu nhằm tiếp thu những ý kiến đóng góp của các tổ chức và cá nhân có tâm huyết với công cuộc bảo tồn và phát triển tài nguyên di truyền cây trồng. Giai đoạn này, các nhà chính sách, người nông dân và nhân viên của các tổ chức phi chính phủ và các nhà tuyên truyền sẽ được mời tham gia quá trình tranh luận để đưa ra các kiến nghị phù hợp.
  • Hội thảo khu vực lần thứ hai và các cuộc gặp gỡ Quốc tế: Các hội thảo khu vực lần thứ 2 sẽ được tổ chức để thảo luận các vấn đề đặc thù của khu vực và chính sách liên quan đến bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên di truyền. Hội nghị Quốc tế lần cuối cùng sẽ có trách nhiệm tổng hợp và khái quát hoá các vấn đề khu vực và hội nghị sẽ chỉ tập trung vào các vấn đề đang được quan tâm của cộng đồng Quốc tế.
  • Công bố kết quả nghiên cứu và thảo luận: Nâng cao nhận thức được nhìn nhận như là một phần quan trọng của dự án thông qua quá trình công bố các kết quả nghiên cứu, các kiến nghị và chiến lược. Các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, người nông dân, nhân viên của các tổ chức phi chính phủ và các nhà tuyên truyền sẽ nhận được các thông tin từ dự án. Những tổ chức và các cá nhân sẽ được mời tham dự vào giai đoạn đầu tiên của dự án nhằm nâng cao trách nhiệm của họ trong quá trình chuyển giao các kiến thức khoa học cho người dân, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ.

4. Danh sách các viện/tổ chức tham gia dự án

Tên các viện/tổ chức Viết tắt Quốc gia
Viện Quản lý xung đột và hội thoại Quốc tế IDC Áo
Đại học tài nguyên thiên nhiên và Khoa học sự sống, Vienna BOKU IPP Áo
Đại học Birmingham UNI BHAM Vương Quốc Anh
Viện khoa học trồng trọt, Đại học Kassel UniK Đức
Ngân hàng gen cây trồng nông nghiệp Ixraen, Trung tâm Volcani, Bet-Dagan ARO Ixraen
Viện nghiên cứu thực vật, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc IBCAS Trung Quốc
Viện hàn lâm khoa học nông nghiệp Trung Quốc CAAS Trung Quốc
Trường Đại học Khon Kaen KKU* Thái Lan
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội HUA Việt Nam
Đa dạng sinh học (Tên cũ: Viện tài nguyên di truyền cây trồng Quốc tế) IPGRI Tổ chức quốc tế

*KKU sẽ hướng dẫn 2 sinh viên cao học từ Cam-Pu-Chia và Myanmar.

5. Danh sách các cơ quan/ tổ chức có thành viên tham gia dự án ở Việt Nam

Tên các cơ quan/tổ chức Tên viết tắt
Trung tâm sinh thái Nông nghiệp (CARES) HUA
Bộ môn thực vật HUA
Bộ môn di truyền giống HUA
Bộ môn công nghệ sinh học HUA
Viện di truyền MARD
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn MARD
Viện khoa học nông nghiệp VASI
Viện dược liệu Bộ Y tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.