• Trang chủ /
  • Dự án
  • / Tác động của hệ thống sản xuất hàng hóa quy mô lớn chuyên sâu đến chủ quyền lương thực của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Chương trình nghiên cứu cải thiện mối quan hệ giữa phát triển đô thị, phát triển nghề vườn và bảo vệ môi trường ở khu vực ngoại thành Hà nội, Việt nam – SEARUSYN

Thời gian thực hiện: 3/2003 – 12/2006
Tổ chức tài trợ:
 Uỷ ban châu châuBộ Nông nghiệp, thủy sản và chất lượng thực phẩm Hà Lan
Các bên tham gia:
 Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (CARES) và các đơn vị khác

Nhà vườn tại khu ngoại thành Hà Nội
1. Giới thiệu chung

Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, trong những năm mới đây, tốc độ phát triển đô thị của Việt Nam là rất cao. Các liên kết giữa nông thôn – thành thị thông qua dòng của cải, vật chất, và lao động ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều khu vực nông thôn, đặc biệt là các khu vực ngoại thành các thành phố lớn có những chuyển dịch rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, cũng như trong phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục tiêu phát triển đô thị. Hàng loạt vấn đề nảy sinh ở đây liên quan đến các hoạt động sống thay đổi của nông dân vùng ngoại thành, môi trường sản xuất, và các hình thức sử dụng đất, đặc biệt cho mục đích mở rộng đô thị. Bởi vậy các nghiên cứu góp phần cải thiện sự tương hợp giữa phát triển nông nghiệp và phát triển đô thị là cực kỳ cấp bách ở các khu vực ngoại thành các thành phố lớn ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, cùng với xu hướng co hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp vùng ngoại thành, những người nông dân đang cố gắng sử dụng tối đa nguồn tài nguyên hạn hẹp của mình vào sản xuất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất với những đầu tư hoá học như thuốc trừ sâu, phân bón, ngày càng tăng nên. Ðiều này đã đẻ ra rất nhiều vấn đề cho an toàn thực phẩm và môi trường sản xuất, và môi trường sống.

Những thuận lợi, khó khăn, các cơ hội và thách thức về mặt kinh tế và kỹ thuật trong sản xuất của người dân, đặc biệt những người đang sống trong vùng đan xen giữa nông thôn – thành thị chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Một trong những thách thức lớn nhất nằm trong những thay đổi về sử dụng đất, những ảnh hưởng của thị trường đất đai cùng với nhu cầu về nhà ở tăng nên do đô thị hoá v.v. Tất cả đã làm xáo trộn cuộc sống “nông dân” của những người dân ngoại thành. Ngoài ra, số người dân đang bám giữ các hoạt động sản xuất còn phải đối mặt với các vấn đề thị trường. Chưa thực sự có các kênh thông tin chính thức giúp người dân sản xuất chủ động trong tiêu thụ sản phẩm của mình.

Bởi vậy, Dự án sẽ kết hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học, như địa lý, kinh tế, nông học, thị trường, và quản lý, để tiến hành một nghiên cứu hệ thống về “quan hệ giữa nông thôn – thành thị” ở khu vực ngoại thành Hà Nội, Việt Nam. Các mối quan hệ nhân – quả đặc biệt về mặt môi trường từ quan hệ nông thôn – thành thị sẽ được phân tích cùng với việc đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện có hiệu quả mối quan hệ này.

Dự án được hỗ trợ bởi chương trình INCO của Tổng cục Nghiên cứu của Ủy ban Liên minh Châu Âu và Chương trình Nghiên cứu Hợp tác Quốc tế của Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Chất lượng Thực phẩm Hà Lan.

2. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu chung của dự án là nhằm đóng góp vào việc cải thiện mối quan hệ giữa phát triển đô thị, phát triển nông nghiệp ở khu vực ngoại thành Hà Nội, Việt nam để cải thiện điều kiện sống cho các cộng đồng dân cư đô thị và nông thôn. Ðể đạt được mục tiêu này, nghiên cứu hệ thống sẽ được tiến hành để tìm ra các giải pháp đối với các vấn đề phát sinh từ tác động qua lại giữa phát triển đô thị và nghề vườn ở khu vực ngoại thành. Các kế hoạch cho hoạt động tiếp theo sẽ được xây dựng từ kết quả nghiên cứu và kế hoạch sử dụng đất ở khu vực ngoại thành.

Mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm:

  • Xây dựng diễn đàn để các cơ quan liên quan trao đổi về việc quy hoạch và phát triển nghề vườn tại khu vực ngoại thành Hà Nội.
  • Xác định sự hợp lý giữa việc sử dụng đất cho mục tiêu phát triển đô thị và mục tiêu phát triển nông nghiệp của người dân khu vực ngoại thành.
  • Ðánh giá những thay đổi về chiến lược sống của người dân vùng ngoại thành và những thay đổi của nền kinh tế địa phương.
  • Xác định những trở ngại và các cơ hội về mặt kinh tế và kỹ thuật trong việc phát triển nghề vườn ở khu vực ngoại thành.
  • Ðề xuất các biện pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân nhằm cải thiện việc sử dụng đất có hiệu quả cho cả phát triển đô thị và nghề vườn.

3. Các bên tham gia

  • Viện Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp (LEI) Hà Lan (Điều phối viên dự án)
  • Nghiên cứu Thế giới Xanh Alterra, Hà Lan
  • Plant Research International, Hà Lan
  • Đại học mới Lisbon, Bồ Đào Nha
  • Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc
  • Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam
  • Viện xã hội học, Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.