• Trang chủ /
  • Dự án
  • / Sáng kiến về đa dạng sinh học nguồn gen cây dược liệu để cải thiện sinh kế dựa trên tài nguyên rừng của người Dao tại Ba Vì, Hà Nội

REDD+: Mối quan tâm đối với rừng xuyên suốt thời gian

Thời gian thực hiện: 1/2014 – 12/2017
Tổ chức tài trợ: DANIDA (Vương quốc Đan Mạch)
Các đơn vị tham gia: Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (CARES) và các đơn vị khác.
Điều phối viên của dự án:
 TS. Ida Theilade

Rừng có vai trò quan trọng

1. Giới thiệu tóm tắt
Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sinh kế của người dân nghèo tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, những người dân nghèo thường xuyên bị thiếu những quyền hợp pháp cơ bản đối với các nguồn tài nguyên rừng mà cuộc sống của họ phải phụ thuộc. Điều này làm cho họ luôn phải đối mặt với các rủi ro trong tiếp cận tài nguyên khi xung đột quyền lợi với các đơn vị, doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong khai thác nguồn lợi từ rừng.

Trong những năm gần đây, các tổ chức Quốc tế quan tâm đến khả năng tích trữ Cacbon của rừng nhằm giảm thiểu khí phát thải CO2 thông qua cơ chế REDD+ (Giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng). Mặc dù REDD+ thực hiện với các bảo vệ xã hội, nhưng người dân địa phương vẫn gặp các rủi ro mất các quyền tiếp cận tài nguyên rừng, đặc biệt trong trường hợp sở hữu chồng chéo theo luật pháp và phong tục truyền thống giữa các chủ thể của rừng. Đồng thời, sự bất công bằng trong chia sẻ lợi ích của rừng có thể xảy ra trong nội bộ của các cộng đồng khi một số thành viên tranh thủ được lợi thế của cơ hội hơn những người khác trong cộng đồng. Dự án sẽ nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của REDD+ đến các quy định và phương thức tiếp cận đến nguồn tài nguyên rừng, co chế chi trả và chia sẻ lợi ích, phương thức đánh giá và giảm sát của cộng đồng địa phương đối với vai trò của REDD+ có thể trở thành công cụ nâng cao vị thế của cộng đồng địa phương và đảm bảo quyền lợi của họ khi triển khai REDD+.

Tổng số kinh phí dự án là 9 triệu DKK, trong đó IFRO đóng góp 3,9 triệu.

2. Mục tiêu của dự án
Dự án đã xây dựng 3 chủ đề cho nghiên cứu sinh tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và 3 Nghiên cứu sinh khác tại Đại học Nông nghiệp Bogor, Indonesia (IPB). Nghiên cứu sinh có cơ hội nhận bằng do trường Đại học Copenhagen và một trong các trường HUA, ICS, IPB phụ thuộc vào chất lượng và kết quả thực hiện đề tài của nghiên cứu sinh. Các ứng viên nghiên cứu sinh có thể tải các hướng dẫn theo chủ đề tại đây.

  • Chủ đề 1: Quan trắc và giám sát sinh kế
  • Chủ đề 2: Cộng đồng giám sát
  • Chủ đề 3: Quyền hưởng dụng tài nguyên rừng

3. Các đơn vị tham gia
Các đơn vị thành viên: (1) Bộ môn lương thực và kinh tế tài nguyên – ĐH Copenhagen (IFRO), (2) Trung tâm Sinh Thái Nông Nghiệp – ĐH Nông nghiệp Hà Nội (CARES), (3) ĐH Nông nghiệp Bogor (IPB), (4) Viên nghiên cứu văn hóa (ICS), (5) Bộ môn cộng đồng và toàn cầu hóa – ĐH Roskilde (DSG).

4. Liên hệ với CARES
Website: www.cares.vnua.edu.vn
Số điện thoại: 0243.876.5607
Email: cares@vnua.edu.vn
Chủ nhiệm dự án: GS.TS. Trần Đức Viên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.