• Trang chủ /
  • Dự án
  • / Sáng kiến về đa dạng sinh học nguồn gen cây dược liệu để cải thiện sinh kế dựa trên tài nguyên rừng của người Dao tại Ba Vì, Hà Nội

Đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng công tác phát triển lâm nghiệp và hệ thống nông lâm kết hợp tại Tây Nguyên

Thời gian thực hiện: 6/2018 – 11/2019
Cơ quan tài trợ: Bộ Khoa học và công nghệ
Cơ quan thực hiện: Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Văn Hội (CARES)

Mô hình nông-lâm kết hợp: cà phê – tiêu

1. Giới thiệu chung
NLKH là lựa chọn duy nhất cho phát triển nông lâm bền vững tại Tây Nguyên và đảm bảo sinh kế lâu bền cho người dân. Trừ lúa nước, cho đến nay, tất cả các hệ thống nông lâm nghiệp độc canh đã được minh chứng là rủi ro do suy thoái đất, nước, sâu bệnh tăng lên và người dân đã và đang phải trả giá rất đắt vì việc áp dụng hệ thống cây trồng độc canh (VD: bệnh chết nhanh cây tiêu xảy ra trên diện rộng hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên, sâu bệnh hại cà phê…). Một bộ phận người dân Tây Nguyên cũng đã nhận thức được vai trò của hệ thống NLKH và áp dụng trong thời gian gần đây, mang lại hiệu quả cao. Trên cơ sở này, nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng công tác phát triển lâm nghiệp và hệ thống nông lâm kết hợp tại Tây Nguyên” được xây dựng và triển khai.

Nghiên cứu này là một phần của đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng tại Tây Nguyên” (ĐTĐL.CN 18/18) được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ và được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu NLKH do TS. Phạm Văn Hội (CARES) chủ nhiệm.

Nghiên cứu được triển khai qua 02 đợt: (1) đợt 1 vào tháng 12/2018 nhằm tìm hiểu và đánh giá các hoạt động sản xuất NLKH, dịch vụ vào mùa mưa; (2) đợt 2 vào tháng 7/2019 nhằm tìm hiểu và đánh giá các hoạt động sản xuất NLKH, dịch vụ mùa khô.

2. Mục tiêu nghiên cứu

  • Nghiên cứu hiện trạng phát triển lâm nghiệp và hệ thống nông lâm kết hợp tại 05 tỉnh.
  • Đánh giá hiện trạng, yếu tố tác động đến tài nguyên rừng và hoạt động quản lý, sản xuất – kinh doanh lâm nghiệp và khả năng phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp tại Tây Nguyên.
  • Đánh giá các hệ thống nông lâm kết hợp tiềm năng theo hướng hàng hóa, an toàn, CNC.
  • Phân tích các rào cản và bài học kinh nghiệm về quá trình triển khai và ứng dụng KHCN trong lâm nghiệp, nông lâm kết hợp.
  • Xây dựng báo cáo tổng hợp về đánh giá hiện trạng công tác phát triển lâm nghiệp và nông lâm kết hợp vùng Tây Nguyên.

3. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chọn điểm nghiên cứu theo 03 tiêu chí: (1) Có sự hiện diện nhiều và đa dạng các loại hình NLKH; (2) Đại diện cho các vùng sinh thái nông lâm Tây Nguyên; (3) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội không quá khác biệt so với các địa phương khác.

Các tác nhân được lựa chọn phỏng vấn theo cách tiếp cận Snow-ball sampling trên cơ sở 03 tiêu chí: (1) Hiểu biết hệ thống NLKH tại địa phương; (2) Công việc hiện tại có liện quan đến phát triển NLKH tại Tây Nguyên; (3) Có tính đa dạng của hệ thống NLKH đang áp dụng đối với hộ nông dân.

Nhóm nghiên cứu đã thiết kế 03 mẫu bảng hỏi cho 03 đối tượng: (1) Bản hỏi dùng cho các hộ gia đình; (2) Bảng hỏi dùng cho cán bộ quản lý, nghiên cứu, NGOs; (3) Bảng hỏi dùng cho tác nhân thị trường.

4. Kết quả nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã thu được bộ số liệu điều tra của 249 hộ gia đình và 53 cán bộ/tác nhân thị trường. Cùng với đó, nhóm đã hoàn thành sản phẩm theo thuyết minh của đề tài nghiên cứu, bao gồm: 10 báo cáo hiện trạng phát triển lâm nghiệp, NLKH của 05 tỉnh Tây Nguyên (05 báo cáo mùa mưa, 05 báo cáo mùa khô); các báo cáo đánh giá hiệu quả mô hình NLKH, phân tích các rào cản và bài học kinh nghiệm, báo cáo tổng thể lâm nghiệp và NLKH toàn vùng Tây Nguyên (05 báo cáo); 02 bài báo khoa học và tham gia đào tạo 01 Thạc sỹ.

5. Liên hệ
Liên hệ nhóm nghiên cứu NLKH để tham khảo các sản phẩm.

Tác giả Địa chỉ SĐT Email
TS. Phạm Văn Hội Trung tâm Sinh thái nông nghiệp, VNUA 0988827711 phamhoi@gmail.com
TS. Nguyễn Thị Thu Hà Trung tâm Sinh thái nông nghiệp, VNUA 0983335977 hanguyen.cares@gmail.com
TS. Nguyễn Thu Thùy Khoa môi trường, VNUA 0985461606 thuthuynguyen2011@gmail.com

One thought on “Sáng kiến về đa dạng sinh học nguồn gen cây dược liệu để cải thiện sinh kế dựa trên tài nguyên rừng của người Dao tại Ba Vì, Hà Nội

  1. lina says:

    whoah this blog is wonderful i really like reading your articles. Keep up the great paintings! You realize, a lot of people are hunting round for this info, you could help them greatly.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.